Cần phải chia sẻ rõ trước, bài viết này được viết dựa theo kinh nghiệm và quan điểm của cá nhân tôi về “Content trong Marketing là gì”, không phải về toàn mảng Content Marketing. Cũng không chỉ trong bài viết này, tất cả các bài viết trên The Engtee đều được viết bởi quan điểm, kinh nghiệm và trải nghiệm cá nhân. Tôi đã nêu rất rõ ở đây rồi nhé!
Ok, chúng ta cùng bắt đầu thôi.
Content là gì
Tôi đã và đang làm việc trong ngành Marketing tính đến thời điểm hiện tại (thời điểm viết chiếc blog này) được gần 7 năm. Thời gian tôi làm việc với content trong Marketing cũng bằng thời gian đó. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng mình không giỏi (hiển nhiên không giỏi), nhưng cũng có một số kiến thức, trải nghiệm mà tôi tự đúc kết được cho những bạn nào quan tâm và muốn biết về Content trong Marketing.
Cùng bắt đầu bằng cách tôi vẫn hay định nghĩa nhé.
- Theo kết quả TOP 01 trên Google tại thời điểm tôi search: Content – dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là nội dung của một sự vật, sự việc, vấn đề,… Nội dung này có nhiều tác dụng như truyền tải thông điệp, câu chuyện,….(như ảnh)
- Theo Wikipedia: Content is the information and experiences; directed at an end-user or audience[1] in publishing, art, and communication. Content is “something that is to be expressed through some medium, as speech, writing or any of various arts.”
Sơ lược qua những nội dung bạn có thể tìm kiếm hoặc tìm hiểu hoặc hỏi được. Tôi đúc kết rằng:
Content là nội dung, mang thông tin dưới nhiều hình thức như: chữ, ảnh, video, tranh, mô hình,… Tất cả những ấn phẩm, sản phẩm có truyền đạt, truyền tải thông tin, mang theo nội dung đều có thể được coi là một dạng content.
Mia
Nếu bạn để ý, phía trên theo định nghĩa của tôi hiểu có hai ý “content” và “dạng content”.
- Content là nội dung mà item đó truyền tải.
- Dạng content là cách truyền tải nội dung đó.
Tại sao tôi lại nêu cụ thể điều này, phần sau bạn sẽ hiểu nhé =)). Nhưng xin hãy lưu ý, có 02 thứ cần phải ghi nhớ “content” và “dạng content“.
Content trong marketing là gì? Đóng vai trò thế nào?
Content hay nội dung có thể xuất hiện trong rất nhiều các lĩnh vực, ngành nghề, hoặc gần như xuất hiện ở khắp nơi. Nhưng thuật ngữ, content marketing lại được biết đến rất phổ biến thay vì content medicine, content design,…
Theo Content Marketing Institute (CMI), một học viện hàng đầu thế giới về Content được thành lập từ năm 2007, đã chia sẻ rằng:
“Content marketing is a strategic marketing approach focused on creating and distributing valuable, relevant, and consistent content to attract and retain a clearly defined audience — and, ultimately, to drive profitable customer action.”
Tạm hiểu rằng, content marketing là một chiến lược marketing tập trung vào việc sáng tạo và phân bổ những nội dung bổ ích, thống nhất,… nhằm thu hút và duy trì khán giả, và từ đó có thể chuyển đổi họ thành khách hàng mang lại lợi nhuận.
#CONTENT IS KEY
Vậy content là gì trong giới marketing, tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
Đối với Bill Gates và rất nhiều người khác khi trả lời câu về content trong marketing là gì, họ cho rằng “Content is King” – Nội dung là vua!
Nhưng với tôi, theo quan điểm riêng cá nhân tôi, vai trò của Content trong Marketing đó là: “Content is KEY”
- Content xuất hiện trong mọi ngách của Marketing và liên quan tới MKT: digital, advertising, branding, analytics, research, IMC
- Content là bắt nguồn của một hoạt động MKT: ads, TVC, Creative campaigns, bài báo PR, Website, social media, report,…
- Content là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động MKT
Từ 03 yếu tố trên, tôi có thể nói content là chìa khóa để giải quyết các đề bài trong MKT, bất kể lĩnh vực, ngành nghề nào. Content trong Marketing có thể xuất hiện dưới rất nhiều dạng thức: ảnh, video, blog, caption trên social media, bài báo PR, tạp chí, hoặc sách,…
Nếu coi mỗi đề bài trong Marketing là một cách cửa, thì content như một chiếc chìa khóa sẽ được làm riêng (theo tuỳ dạng thức) để mở cánh cửa đó.
VD: Thương hiệu bánh kẹo A ra đề bài cần tăng nhận diện và gia tăng doanh số của sản phẩm đợt Tết 2022 cho team Marketing và Sales, Team MKT cần phải chuẩn bị:
- Nghiên cứu insight người dùng: khảo sát, xem các bản báo cáo trước đó => sản xuất ra một bản báo cáo cùng solution liên quan (content)
- Ý tưởng lớn (content)
- Thông điệp (content)
- Thiết kế các ấn phẩm liên quan: video, ảnh, banner, poster, flyer, email,… (content)
- Lên kế hoạch phân bổ và thực hiện content
- Thực hiện chiến dịch
- Đo lường, tổng hợp và báo cáo (content)
Bạn có thể thấy content xuất hiện xuyên suốt khi team MKT giải đề bài. Hơn nữa, chất lượng trả lại xem khách hàng có mua hoặc thích sản phẩm của thương hiệu A hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc nội dung (content) mà thương hiệu A đã truyền đạt. Chính vì thế, chiếc chìa khóa (content) không chỉ được thiết kế vừa ổ khóa, mà cần được làm bởi chất liệu tốt để có thể mở khóa một cách trơn chu.
Trong bài này, tôi sẽ không giải thích tại sao đối với tôi Content không phải King, vì Key theo cách tôi hiểu đó là một cách giải thích hợp lý nhất. Còn với vai trò King, sẽ tùy theo cách dùng, kinh nghiệm và cách hiểu của bạn, bạn có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề này trên Brandsvietnam.
Các dạng thức của content
Ôi chia sẻ hết thì rất nhiều, nhưng theo khái niệm của tôi vừa nêu ở trên, tất cả những ấn phẩm chứa nội dung, thông điệp… hoặc có chủ ý nhằm truyền tải nội dung đều là các dạng content. Nếu ấn phẩm đó được dùng với mục đích Marketing, thì đó chính là áp dụng content trong marketing.
Một vài dạng thức phổ biến cơ bản cần kể đến:
- Text: dạng text là dạng nhiều nhất, sẽ thất xuất hiện trong blog, bài post trên social media, hay một vài slogan ở banner,…
- Ảnh: dạng ấn phẩm truyền tải dưới hình thức ảnh, có thể nói như infographic, hoặc dạng biểu đồ, ảnh gif, hoặc đơn giản là ảnh được thiết kế đồ hoạ (như ví dụ ở dưới)
- Video: dạng thức nội dung nổi lên trong những năm gần dây: video dài trên nền tảng Youtube, hoặc dạng video ngắn như Instagram Reels hay Tiktok
- Voice: Podcast, hoặc âm nhạc, truyền thông tin, thông điệp qua giọng nói thay vì sử dụng hình ảnh hay text
Bạn có thể thấy, tất cả những dạng thức trên đều có điểm chung đó là: truyền tải nội dung (thông điệp) tới giác quan của con người :)))) Thị giác, thính giác là chủ yếu, nhưng biết đâu, sớm muộn cũng sẽ tới vị giác và xúc giác (thật ra đã có những dạng content interactive với xúc giác nhưng vẫn chưa qua phổ thông).
Các nhóm Content trong Marketing
Các mức độ này cũng được chia theo kinh nghiệm của tôi trong ngành, có thể phù hợp hoặc với tùy từng bạn, nhưng bạn có thể tham khảo vì nó có thể phù hợp với phần lớn các dạng content.
Khi nhắc đến content trong Marketing, tôi có nói về việc “content” và “dạng content”. Phần này chính xác để nói riêng về “Content” hay. Dù ở bất kỳ dạng thức nào, theo kinh nghiệm của tôi, content có thể được chia thành 03 nhóm:
- Thuần kỹ thuật: Những nội dung thuần kỹ thuật là những nội dung được tạo ra với mục đích nhằm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật (cơ bản) của một dạng thức nhất định. VD: Một bài thuần SEO sẽ đáp ứng đủ số lượng từ, % keyword có trong bài hay heading, đầy đủ alt text,…Hoặc một bài viết một bài thuần PR sẽ đáp ứng được số từ cơ bản, dẫn từ 1-2 link về website, đưa những thông tin cơ bản để giới thiệu về sản phẩm dịch vụ.
- Thông tin giá trị: Những nội dung mang tính truyền tải thông tin, hoặc giáo dục audience. Đây là những nội dung mang thông tin giá trị cho người đọc/xem đồng thời cũng giúp giáo dục đối tượng về dịch vụ, sản phẩm hoặc ngành nghề, một yếu tố rất quan trọng trong Marketing
- Chuyển đổi: Nội dung mang tính chuyển đổi, đây là dạng nội dung cũng mang lại thông tin hữu ích, nhưng ở một mức độ sâu và tập trung hơn, hướng đến tập khách hàng nhỏ hơn và chi tiết hơn. Từ đó giúp chuyển đổi từ người đọc/xem thành người quan tâm tới dịch vụ sản phẩm và liên hệ để muốn tìm hiểu thêm (leads).
03 nhóm này đều cần được phối hợp với nhau một cách hợp lý để tạo được hiểu quả tối ưu của content trong Marketing. Về mô hình sử dụng 03 nhóm này, tôi sẽ sớm nghiên cứu và gửi đến các bạn thôi. Chờ chút nhé!
Tóm lại
Vèo cái đã quá dài, vậy bài này Engtee chia sẻ với bạn cái gì:
- Content: tất cả nội dung, thông điệp, tín hiệu… dưới mọi hình thức
- Dạng content: tất cả những ấn phẩm chứa đựng những nội dung, thông điệp, tín hiệu,… mà nhằm truyền tải, đưa tin tới những giác quan tiếp nhận của con người
- Content trong Marketing: tất cả ấn phẩm phía trên nếu được sử dụng với đích Marketing
- Các nhóm content: thuần kỹ thuật -> thông tin giá trị -> chuyển đổi
Lần nữa, toàn bộ đều là cách hiểu, kinh nghiệm của tôi trong nghề và được chính tôi tìm hiểu và đúc kết lại. Tôi đón nhận hết ý kiến và phản hồi của các bạn đọc và thật sự cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc tới đây nhé!
Engtee you!