Nghề hay ngành Marketing là một ngành nghề phổ biến và định nghĩa về Marketing cũng vậy, bạn có thể gõ Google để tìm một loại. Tuy nhiên, mỗi định nghĩa đều do một cá nhân hoặc một tổ chức đưa ra theo cách hiểu của họ. Tôi cũng vậy, với tôi, tôi cũng có định nghĩa riêng theo cách hiểu của tôi về ngành này – Marketing.
Tôi hiểu về marketing
Swim là bơi – Swimming là môn bơi lội.
Read là đọc – Reading là kỹ năng đọc hoặc danh từ của bộ môn đọc đó.
Vậy Market là thị trường – Marketing là danh từ cho việc tạo nên thị trường.
Đấy là cách tôi hiểu, đơn giản nhất theo cách dùng từ trong tiếng anh.
Hoạt động Marketing của một thương hiệu hay một công ty là việc thương hiệu/công ty đó tạo lập thị trường của mình – một thị trường gồm những khách hàng sử dụng dịch vụ và sản phẩm của thương hiệu và công ty đó. Thế thôi, làm gì thì làm, để audience của mình hài lòng, đáp ứng đúng được nhu cầu hoặc insight để họ trở thành thị trường của mình thì là việc Marketing sẽ làm!
Nếu bạn không thể tự định nghĩa theo một cách riêng, bạn có thể dùng cách định nghĩa của tôi ở trên hoặc xem thêm định nghĩa về Marketing theo một số trang uy tín, như Hubspot (cha đẻ của Content Marketing), hoặc định nghĩa của Philip Kotler (cha đẻ của Marketing) trong một vài cuốn sách nổi tiếng của ông như: Quản trị Marketing, Marketing 4.0
“Marketing is the creative use of truth” – Philip Kotler
Marketing có phải ngành bán hàng, tiếp thị?
Xin đừng dịch Marketing thành tiếp thị 🙂 Dù không có từ nào tiếng Việt có thể mô tả chính xác từ Marketing, nhưng cũng đừng gọi Marketing là Tiếp thị.
Nhắc đến tiếp thị có phải bạn sẽ nhớ đến những hình ảnh như: người bán hàng đến tận cửa để tiếp thị và quảng bá hoặc tặng free bạn sample sản phẩm, hoặc một số bạn nhân viên tiếp thị sản phẩm tại siêu thị,…?
Tiếp thị có thể thuộc về một phạm trù của Marketing, nhưng Marketing không phải tiếp thị.
Như mình đã định nghĩa ở trên, Marketing là làm thị (thị trường), làm nên thị trường của mình chứ không phải tiếp thị.
Marketing có phải là ngành sáng tạo?
Câu này nửa đúng nửa sai.
Nghề Marketing biến đổi liên tục phụ thuộc vào đối tượng và thị trường mà một marketer nhắm đến. Và cũng tùy từng vị trí trong team Marketing mà đòi hỏi công việc có sáng tạo hoặc không.
VD: bạn làm cho team marketing của một công ty B2C, lĩnh vực nước tăng lực, đối tượng là giới trẻ cho tới dân văn phòng cần “tăng lực” trong mùa thi cử hoặc trong lúc chạy deadline. Trong trường hợp này, tại vị trí “nghiên cứu thị trường” bạn không cần sáng tạo quá nhiều, thay vào đó bạn cần đầu óc logic và một sự tỉ mỉ thận trong trong việc thu thập thông tin và phân tích chúng. Sau khi số liệu được phân tích, pass sang cho đội chiến dịch để lên idea và triển khai chúng, thì team truyền thông sẽ lên idea và triển khai, sẽ là những người phải vận dụng sự sáng tạo của mình để biến những “nghiên cứu” đó thành sự “sống động” đủ để thu hút người dùng.
Bạn hiểu hơn một chút về sự sáng tạo trong Marketing rồi chứ? Một số vị trí sau đòi hỏi sự sáng tạo nhất định theo thứ tự giảm dần:
- Copywriting: chơi với câu chữ, vần đơn vần đôi, đòi hỏi sự nhạy bén với trend cũng như vốn ngôn từ linh động và đa dạng.
- Viral Marketing: sáng tạo thể hiện ngay ở cái tên, để một chiến dịch trở nên lan toả như “virus”, bạn cần một cái đầu nhạy bén và bắt trends không kém copywriting. Tại nghề viral marketing, nội dung có thể video, ảnh, gif, merchandise, hoặc thậm chí một #hashtag,,… tất cả yếu tố có thể tạo nên một sự lan toả sẽ liên quan nhiều yếu tố, nhưng sáng tạo là yếu tố tối quan trọng.
- Content marketing: tiếp tục chơi với câu chữ, nhưng dài và có chiều sâu hơn, mang nhiều nội dung và thông tin, đồng thời cũng phải tuân theo một số những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo your piece of content có thể reach out tới người đọc.
- Influencer Marketing: làm việc với những người có sức ảnh hưởng như stylist trong lĩnh vực thời trang, beauty blogger trong lĩnh vực làm đẹp hoặc make-up artist trong lĩnh vực makeup,… không phải là một điều sáng tạo. Nhưng cách làm việc với họ ra sao để thu hút lại là câu chuyện khác. Cần đa dạng, sáng tạo và tinh tế trong mọi cách truyền tải thông điệp thông qua influencer, nếu không, người dùng sẽ ngay lập tức nhận ra bạn đang trả tiền để quảng cáo sản phẩm của mình.
- Digital marketing: nghề digital marketing những năm gần đây đang lên rất nhanh tại Việt Nam, cụ thể một nhánh nhỏ hơn là Performance Marketing. Digital cần làm việc nhiều với con số, metrics, tracking, việc sáng tạo được vận dụng khi apply một chiến dịch digital marketing tổng thể, trong việc vận dụng các digital tools một cách sáng tạo hơn so với đối thủ hoặc các bên khác.
Hoặc đến level bạn thành thạo IMC (Integrated Marketing Communications) như ảnh trên, đầu óc của bạn đòi hỏi không chỉ sáng tạo mà còn cần có khả năng hệ thống và sắp xếp vô cùng chặt chẽ vì bạn sẽ kết hợp rất nhiều skills trong cùng một campaign.
Còn rất nhiều ngạch nhỏ khác trong Marketing mà bạn cần biết trước khi hiểu mình có sẵn sàng cho nghề này hay không, liệu mình có cần sáng tạo hay không?
Tóm lại một lần nữa, như câu quote mình đã trích dẫn ở trên.
“Marketing is the creative use of truth” – Philip Kotler (tạm dịch: Marketing là sử dụng một cách sáng tạo sự thật)
Chính vì vậy, nếu muốn dấn thân vào Marketing, bạn cần chuẩn bị một tâm hồn đẹp và một cái đầu sáng tạo, không nhiều thì ít cũng được vì sáng tạo có thể học được qua trải nghiệm và kinh nghiệm.
Tổng kết chút, hiểu sơ sơ về nghề Marketing như này cũng đã hòm hòm, đừng chỉ đọc bài ở The Engtee, hãy đọc tham khảo thật nhiều nguồn cả nước ngoài lẫn VN, để có cho mình góc nhìn tổng quan nhất và tự tạo ra một định nghĩa riêng của mình nhé!
Engtee you!